Ngày xưa người Hàn Quốc thường chào hỏi bằng cách bái lạy. Nhưng cách bái lạy truyền thống đến nay chỉ được giữ vào các dịp đặc biệt như trong những ngày Tết Nguyên Đán hay tết Trung thu để bái lạy chúc sức khoẻ ông bà, hoặc trong ngày Lễ Cưới khi chào hỏi cha mẹ, khi cúng bái, khi đi viếng tang lễ…
Ngày nay, khi chào hỏi người Hàn Quốc thường hơi cúi lưng và đầu xuống. Và họ sẽ chào nhau “An nyeong ha sim ny ka?” hoặc “An nyeong ha se yo?” bất kể vào thời điểm gặp nhau lúc nào. Khi gặp nhau lần đầu tiên, có thể nói lời chào là “Ban gap sưm ni đa”thăm nhau.
Cách bái lạy truyền thống từ xa xưa cũng được truyền đến tận ngày nay. Vào ngày Tết hay Trung thu, người Hàn Quốc thường bái lạy ông bà cha mẹ khi chào hỏi, khi cúng bái, khi đi viếng tang lễ…
Trước đây hầu hết những người trong làng đều biết nhau và con cháu kính trọng người lớn tuổi xung quanh như cha mẹ. Khi gặp người lớn thì cho gặp nhiều lần đi chăng nữa vẫn phải chào hỏi thành kính, hỏi thăm người lớn tuổi. Khi nói chuyện với người lớn thì phải dùng kính ngữ, nói năng lễ phép.
Chú giải về cách xưng hô
Ơ-ru-sin (어르신): cách gọi những người bạn của cha mẹ, bố mẹ của bạn bè, những người
cao tuổi
Seon-seng-nim (선생님): cách gọi những người lớn tuổi hay có nghề giáo
Hyeong-nim/Hyeong, Nu-nim (형님, 형, 누님): Những người đồng trang lứa nhưng nhiều tuổi hơn
Seon-bae-nim/seon-bae (선배님, 선배): Bạn bè học cùng trường nhưng trên khóa
“Ja-ne”, hoặc gọi bằng tên (이름, 자네): chỉ những người có quan hệ thân thuộc, tuổi chênh lệch ít hơn khoảng 10 tuổi
Chức danh + “nim” (○○님): Gắn vào sau chức danh của người cần gọi
Tên + “~a-bơ-nim(bố)” “tên + ơ-mơ-nim(mẹ)” (○○아버님, ○○어머님): Khi gọi bố mẹ của bạn bè hoặc người quen.
Phong tục bái lạy được thể hiện bằng tấm lòng kính trọng và cử chỉ chắp tay tôn kính.
Tư thế bái lạy của người nam giới
Tư thế bái lạy của nữ giới
Hotline